Long thành Chư_Thành

Chư Thành là di chỉ quan trọng trong khai quật khủng long kể từ thập niên 1960. Cộng đồng địa phương từng sử dụng các hóa thạch giàu canxi trong các phương thuốc cổ truyền của làng để điều trị các chứng co cơ và các bệnh tật nhỏ khác[5]. Hóa thạch khủng long mỏ vịt (Hadrosauridae) lớn nhất thế giới được tìm thấy ở Chư Thành trong thập niên 1980 và được trưng bày tại viện bảo tàng địa phương[6]. Các nhà khoa học đã thu thập trên 50 tấn hóa thạch kể từ năm 1960[7]. Thành phố này cũng là nơi buôn lậu xương khủng long; trong tháng 1 năm 2008, Úc đã trả lại hàng trăm kilôgam hóa thạch khủng long Trung Hoa, bao gồm cả trứng khủng long hóa thạch. Các hóa thạch này được thu hồi trong một chiến dịch truy quét tại các kho hàng và các thùng hàng hóa[8][9].

Phát hiện năm 2008

Ngày 31 tháng 12 năm 2008, các nhà cổ sinh vật học của Viện Cổ sinh vật học Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thông báo họ đã khai quật 7.600 hóa thạch khủng long kể từ tháng 3 năm 2008 quanh Chư Thành. Các di chỉ khai quật gần đây nhất nằm gần các thị trấn Long Đô, Thuấn Vương, Giá Duyệt và Chỉ Câu[6]. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng họ đã tìm thấy một trong các di chỉ lớn nhất các dấu tích khủng long từ hố khai quật lớn. Các xương hóa thạch có niên đại tới Hậu Phấn trắng ngay trước khi xảy ra sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta–phân đại đệ Tam[10]. Trong số các di vật tìm thấy có các dấu tích của một loài khủng long mỏ vịt dài 20 mét (66 ft), một kích thước kỷ lục cho khủng long mỏ vịt[5]. Một hộp sọ hóa thạch của một loài giác long (Ceratopsia) cũng được tìm thấy cùng với các xương thuộc về loài giáp long (Ankylosauria)[5].

Nhóm các khủng long hóa thạch này hiện tại là lớn nhất trong số đã khai quật trên thế giới... khi xét theo diện tích.

—Giáo sư Triệu Hỉ Tiến, nhà cổ sinh vật học chịu trách nhiệm về công cuộc khai quật từ Viện Cổ sinh vật học Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học, BBC[10]

Mật độ cao như thế các xương hóa thạch trong một diện tích nhỏ như vậy là đáng kể cho các học thuyết về sự tuyệt chủng của khủng long. Một tạp chí khoa học chi tiết về các hóa thạch được dự kiến sẽ công bố vào cuối năm 2009. Công cuộc khai quật hiện tại bị ngừng lại vì mùa đông nhưng sẽ được phục hồi khi thời tiết ấm hơn[10]. Các nhà khoa học tin rằng phun trào núi lửa có thể đã giết chết khủng long và ngập lụt sau đó đã đem các hóa thạch tới Chư Thành, khi đó có thể là vùng đất ẩm ướt được che phủ trong cỏ[6].

Nhà chức trách địa phương tại Sơn Đông đang lập kế hoạch để lập một công viên hóa thạch trong khu vực[10].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chư_Thành http://www.brisbanetimes.com.au/news/national/one-... http://www.cbc.ca/technology/story/2008/12/30/chin... http://old.shandongbusiness.gov.cn/english/php/sho... http://www.zhucheng.gov.cn/ http://textile.2456.com/eng/epub/n_details.asp?epu... http://www.chinavitae.com/biography/Zhao_Shucong http://www.ndtv.com/convergence/ndtv/story.aspx?id... http://uk.reuters.com/article/UKNews1/idUKTRE4BT0T... http://news.xinhuanet.com/english/2008-12/29/conte... http://www.asiaharvest.org/pages/profiles/china/ch...